Bình Dương yêu cầu đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn công và tập trung vào các dự án trọng điểm như nâng cấp Quốc lộ 13, đường từ cầu Tam Lập đến Đồng Phú và dự án Vành đai 3. Những dự án này được coi là sự đầu tư mang tính chiến lược với mục tiêu nâng cao cơ sở hạ tầng kết nối vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực và tạo đà phát triển kinh tế – xã hội của Bình Dương trong năm 2023
Được biết, kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Bình Dương năm 2023 là 21.782 tỉ 939 triệu đồng. Tính đến ngày 30/4/2023, khối lượng thực hiện đạt gần 824 tỉ đồng, giá trị giải ngân đạt gần 1.599 tỉ đồng, đạt 7,4% kế hoạch tỉnh giao và đạt 13,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bình Dương thúc đẩy công tác giải ngân vốn đầu tư công để phát triển hạ tầng giao thông, ảnh một khi đô thị nằm trên trục Quốc lộ 13 qua thị xã Bến Cát
Bạn nên xem: https://diaockimoanhbc.com.vn/thong-tin-ban-do-quy-hoach-dat-thanh-pho-ben-cat-den-nam-2040/
Có 13 chủ đầu tư có tỉ lệ giải ngân cao hơn mức bình quân của tỉnh; 6 đơn vị thấp hơn mức bình quân của tỉnh và 12 đơn vị chưa giải ngân. Nhìn chung các đơn vị chủ đầu tư cấp huyện có kết quả giải ngân tốt hơn so với chủ đầu tư cấp tỉnh.
Đối với các công trình trọng điểm, trong năm 2023 tỉnh bố trí vốn cho 38 dự án với tổng số vốn trên 14.561 tỉ, chiếm 66,8% tổng kế hoạch. Khối lượng thực hiện đến 30/4/2023 đạt 331 tỉ đồng, giá trị giải ngân đạt 283 tỉ đồng, đạt 1,9% kế hoạch.
Lý giải về tỉ lệ giải ngân thấp, đại diện sở ngành đã báo cáo về các vướng mắc phát sinh tại các dự án khiến tiến độ triển khai bị chậm lại, công tác giải ngân chưa đảm bảo kế hoạch đặt ra.
Cụ thể, việc di dời hạ tầng kỹ thuật tại Quốc lộ 13 đoạn từ Cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, đường Huỳnh Văn Lũy đến đường Đồng Cây Viết gặp nhiều khó khăn; chưa đảm bảo mặt bằng thi công đường từ kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan, trường THCS Hòa Phú, đường Lê Chí Dân..; cơ quan chuyên ngành chưa có ý kiến về danh mục thiết bị (Dự án Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường)…
Bên cạnh đó còn có một số vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Các khó khăn sau khi nêu lên được thảo luận để tìm ra giải pháp tháo gỡ, tập trung vào các dự án cụ thể.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã có ý kiến chỉ đạo “gỡ vướng” cho từng công trình, dự án cụ thể.
Ông yêu cầu các ngành, địa phương quyết liệt đốc thúc việc giải ngân đầu tư công năm 2023, tập trung các dự án, công trình trọng điểm như dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đường từ cầu Tam Lập (huyện Phú Giáo) đến Đồng Phú, tỉnh Bình Phước…; khẩn trương tham mưu ban hành phương án giá bồi thường dự án Vành đai 3.
Xem thêm: bản đồ kế hoạch quy hoạch sử dụng đất Tp. Thuận An
Chủ tịch tỉnh giao Sở Công Thương thẩm định kỹ thuật việc di dời lưới điện phục vụ thi công các công trình.
Song song đó, các ngành, các cấp nhanh chóng giải quyết đơn khiếu nại tố cáo liên quan đến các công trình, dự án để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.
Các đơn vị chủ đầu tư nâng cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp thẩm định năng lực các nhà thầu, các đơn vị tư vấn; xác định tiến độ, lộ trình, thời gian đối với từng công việc cụ thể cho từng dự án để đảm bảo thực hiện giải ngân vốn đầu tư.
Nhờ sự phát triển của hạ tầng giao thông, Bình Dương đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội phát triển nhanh nhất miền Nam Việt Nam. Các đô thị ở Bình Dương ngày càng được nâng cao chất lượng với nhiều tiện ích hiện đại, thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào địa phương. Thế mạnh về hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế, đưa Bình Dương trở thành một trong những địa phương có nền kinh tế đa dạng và bền vững nhất của đất nước.